NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SẸO

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SẸO
21/02/2023 11:35 AM 281 Lượt xem

    (Vnexpress.net) Sẹo được hình thành từ những tổn thương trên da như vết bỏng, phẫu thuật…; có thể làm giảm hoặc mờ sẹo bằng các sản phẩm bôi ngoài da không kê đơn.

    Những vết sẹo có thể xuất hiện từ những hoạt động bất cẩn thường ngày như vết bỏng bô xe máy, tai nạn lao động, sơ suất trong nấu nướng, vận động... Khi vết sẹo xuất hiện trên da, chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng của da, khả năng vận động và vẻ thẩm mỹ.

    Phòng ngừa và điều trị sớm giúp vết sẹo lành dễ dàng hơn. Việc dùng các sản phẩm ngăn ngừa sẹo sau khi vết thương đã lành (đóng miệng vết thương) có thể phòng tránh các tình trạng viêm và nhiễm trùng cho vùng mô này. Đối với những vết thương do phẫu thuật hoặc vết thương được xử lý bằng các mũi khâu, thời điểm có thể ngăn ngừa sẹo là sau khi cắt chỉ, miệng vết thương đóng kín và vết thương đã khô ráo, không còn tiết dịch.

    Trong trường hợp sẹo đã hình thành, bạn có thể dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị sẹo để đạt hiệu quả. Nếu can thiệp trễ, sẹo đã hình thành với cấu trúc bền vững hơn, từ đó gây khó khăn cho việc điều trị hoặc cần phải áp dụng các kỹ thuật xâm lấn.

    Cách chăm sóc vùng da sẹo

    Với sẹo lồi và sẹo phì đại (những loại sẹo nổi trên bề mặt da), bạn cần tránh sờ nắn hay có các tác động chà xát mạnh lên vùng mô sẹo. Lý do là bởi vì những tác động kích thích này có thể khiến sẹo phát triển và tình trạng ngày càng nặng thêm. Theo trang Web MD (Mỹ), sau khi sử dụng sản phẩm thoa tại chỗ, bạn có thể massage nhẹ nhàng vùng mô sẹo để góp phần phá vỡ cấu trúc collagen trong mô bên dưới, tăng khả năng thẩm thấu các thành phần điều trị từ sản phẩm.

    Bạn nên chống nắng và che chắn kỹ vùng da mới lành hoặc đang điều trị sẹo. Tác động của ánh sáng mặt trời (với tác hại từ tia UV) có thể khiến vùng da tổn thương bị mất nước, trở nên khô và ngày càng nhô cao, cũng như tăng hình thành sắc tố khiến vết sẹo càng nổi bật. Nhiều người đã lựa chọn một số sản phẩm điều trị sẹo và có tích hợp khả năng chống nắng (chỉ số SPF từ 30 trở lên) để bảo vệ làn da tốt hơn.

    Bạn cũng nên hạn chế việc tắm, rửa bằng nước quá nóng vì có thể gây kích ứng, khiến vùng da sẹo bị ngứa và làm tăng khả năng mất nước, từ đó dẫn tới tình trạng sẹo xấu đi.

    Thoa sản phẩm làm giảm vết sẹo. Ảnh: Freepik

     

    Chọn sản phẩm phù hợp

    Theo trang Web MD, dùng các loại thuốc bôi ngoài da không kê đơn giúp ngăn ngừa, cải thiện và hỗ trợ điều trị sẹo cũng có thể hữu ích. Có nhiều loại sẹo khác nhau nên bạn lưu ý chọn loại phù hợp.

    Thời gian gần đây, sản phẩm giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sẹo được nhiều người dùng như Scargel Auxilto. Loại gel làm giảm sẹo này có xuất xứ từ Hàn Quốc với những thành phần từ thiên nhiên. Ba công dụng trong một sản phẩm Scargel Auxilto là ngăn ngừa, cải thiện và hỗ trợ điều trị sẹo phì đại, sẹo lồi và sẹo hình thành do vết thương. Sản phẩm dùng được cho cả sẹo mới và sẹo cũ.

    Gel Scargel Auxilto còn góp phần làm phẳng sẹo với thành phần silicon, hỗ trợ làm mềm vùng mô sẹo thông qua việc dưỡng ẩm với allantoin. Sản phẩm góp phần chống lại tác hại của tia UV nhờ tác động của tocopherol cùng chỉ số chống nắng SPF 30. Chiết xuất hành tây còn góp phần bảo vệ vùng da vừa bị tổn thương trước nguy cơ viêm nhiễm.

    Gel Scargel Auxilto hỗ trợ điều trị sẹo.

    Lưu ý chế độ ăn uống

    Bên cạnh dùng sản phẩm giảm sẹo, bạn cũng nên lưu ý ăn uống. Hạn chế chế độ ăn kiêng vì lúc này cơ thể cần sử dụng nhiều năng lượng hơn bình thường, phục vụ cho quá trình sửa chữa mô và lành thương. Bổ sung protein (chất đạm) và các vitamin A, B, C, E; các chất khoáng như kẽm, sắt, đồng; omega-3 hoặc omega-6 tự nhiên có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các thực phẩm có thành phần kháng viêm, collagen góp phần tăng sinh mô mới và thúc đẩy lành thương. Những dưỡng chất này có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc, rau củ có màu đậm như cà rốt, bông cải xanh, rau lá xanh đậm, bơ, cam quýt, các loại quả mọng...

    Người đang bị sẹo tránh ăn các thực phẩm gây viêm như đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến. Các chất kích thích và gây mất nước của cơ thể như rượu, cà phê... cũng cần tránh. Bạn lưu ý uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho cơ thể.

    Nguồn: https://vnexpress.net/nguyen-nhan-va-cach-ho-tro-dieu-tri-seo-4562386.html

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline